Điểm đặc biệt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở môn Ngữ văn bậc phổ thông chính là việc thực hành kỹ năng nói và nghe trong quá trình học tập. Dù nhiều học sinh có học lực tốt nhưng vẫn gặp khó khăn khi phải thực hành bài nói. Trình bày một vấn đề trước tập thể lớp khác biệt hoàn toàn so với việc viết một bài văn.
Để giúp học sinh vượt qua khó khăn này, thầy Trần Lê Duy, tác giả sách giáo khoa Ngữ văn – bộ Chân trời sáng tạo, đưa ra hướng dẫn thực hành kỹ năng nói và nghe hiệu quả trong môn Ngữ văn 10.
- Quy trình thực hiện bài nói:Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian, thời gian nói.Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
Bước 3: Luyện tập và trình bày.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá.
- Một số cách mở đầu, kết thúc hấp dẫn:
- Sử dụng đồ vật ấn tượng.
- Trích dẫn danh ngôn ý nghĩa.
- Kể câu chuyện cá nhân có ý nghĩa.
- Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Chuyển hóa bài viết thành bài nói:
- Tóm tắt ý chính cần trình bày.
- Tóm tắt nội dung thành từ khoá hoặc sơ đồ.
- Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ.
- Thiết kế bài trình chiếu:
- Bài trình chiếu chỉ hỗ trợ bài nói, không thay thế.
- Sử dụng từ khoá ngắn gọn.
- Đảm bảo tính hệ thống và nhất quán.
- Sử dụng hình ảnh để trực quan hoá ý tưởng.
- Cân nhắc không gian thực tế khi trình bày bài nói.
- Sử dụng hiệu ứng một cách hợp lý.
Như vậy, việc thực hành kỹ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn sẽ trở nên hiệu quả hơn thông qua quy trình cụ thể và các phương pháp mở đầu, kết thúc, chuyển hóa và thiết kế bài trình chiếu.